Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ lớn thường khởi đầu bằng sốt, ho, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viêm mũi họng cấp). Nặng hơn có thể kèm theo khó thở, vã mồ hôi, rét run, mệt và bú kém.
Khi trẻ bị viêm phổi nghĩa là đường hô hấp đang bị nhiễm trùng. Do đó, việc nắm rõ dấu hiệu, cách điều trị và chăm sóc bé là điều cần thiết đối với các bậc phụ huynh.
1. Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ em
– Trẻ bị sốt
– Xuất hiện cơn ho
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viêm mũi họng cấp)
– Trẻ khó thở
– Vã mồ hôi
– Mệt và bú kém
Khi viêm phổi ở thể nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể sốt hoặc không sốt thậm chí hạ thân nhiệt, bỏ bú và thường nhanh chóng bị suy hô hấp nặng
Nếu bị viêm phổi dạng nặng, bé sẽ có dấu hiệu khó thở.
2. Viêm phổi ở trẻ em có nguy hiểm không?
Khi trẻ bị viêm phổi mà điều trị không kịp thời hoặc không đúng cách thì sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
– Tràn dịch, tràn khí khoang màng phổi
– Viêm phổi hoại tử
– Áp xe phổi
– Kén khí phổi
– Sốt cao, co giật
– Suy hô hấp, có thể dẫn đến tử vong
3. Điều trị viêm phổi ở trẻ em
Khi thấy con có hiện tượng bị viêm phổi, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị sao cho phù hợp:
Điều trị ngoại trú: Nếu bé bị viêm phổi không nặng, chỉ có dấu hiệu ho và thở nhanh thì bác sĩ có thể cho trẻ về nhà để điều trị. Trong trường hợp bệnh nặng hơn hoặc không thuyên giảm thì cần phải nhập viện.
Điều trị nội trú: Trong trường hợp bé có dấu hiệu khó thở, co rút lồng ngực, tím tái li bì thì bắt buộc phải điều trị tại bệnh viện. Các bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc cần thiết cho trẻ.
Tùy thuộc vào mức độ bị bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định bé điều trị ngoại trú hay điều trị tại bệnh viện.
4. Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà
Vệ sinh mũi: Khi trẻ bị viêm phổi thì có thể đi kèm với hắt hơi, sổ mũi. Vì thế, cha mẹ lưu ý làm sạch mũi cho trẻ bằng việc nhỏ nước mũi sinh lý hoặc hút mũi bằng dụng cụ.
Hạ sốt: Cha mẹ có thể lau người trẻ bằng nước ấm để con hạ thân nhiệt một cách an toàn. Trong trường hợp phải dùng thuốc hạ sốt thì cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Giảm ho an toàn: Cố gắng không nên dùng thuốc ức chế ho nếu bé bị ho không quá nhiều.
Vỗ lưng giúp trẻ bài tiết đờm: Có thể vỗ lưng cho trẻ trước bữa ăn hoặc ít nhất là 1 giờ sau khi ăn. Mẹ khum bàn tay lại, giữ cho ngón cái ép vào ngón trỏ. Bắt đầu vỗ bên trái rồi sang bên phải, mỗi bên từ 3-5 phút.
- Bổ sung nước cho trẻ: Cha mẹ để ý màu sắc nước tiểu của bé để xác định liệu trẻ có được cung cấp đủ nước hay không. Nếu nước tiểu có màu vàng thì tức là trẻ bị thiếu nước. Bé cần được bổ sung nước thông qua sữa, cháo, nước đun sôi….
- Giữ không khí, nhiệt độ trong phòng phù hợp: Có thể đặt máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng trẻ để hỗ trợ hô hấp của bé được tốt hơn. Nếu cho trẻ nằm điều hòa thì nhiệt độ thấp nhất chỉ nên để ở mức 29 độ.
- Chế độ ăn uống: Mẹ nên cho bé ăn các loại đồ ăn nhiều dinh dưỡng, lỏng và dễ hấp thụ. Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày và ăn theo nhu cầu.