I. Khơi dậy tiềm năng trí não cho trẻ từ nhỏ

Giáo dục sớm sẽ giúp trẻ phát triển đồng thời bán cầu não trái và phải, khai phá tiềm năng vô hạn của bản thân.

Trí thông minh và tính cách của trẻ do hai bán cầu não điều phối. Bán cầu não trái có nhiệm vụ xử lý ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, chữ viết, tính toán, sắp xếp, phân loại, ghi nhớ từ ngữ và tri giác thời gian. Còn bán cầu não phải xử lý các hình tượng tổng thể, khái niệm không gian, phân biệt hình vẽ, cảm thụ âm nhạc, bắt chước, sáng tạo, tưởng tượng, định hình thái độ, tình cảm, ý chí con người. Mỗi bán cầu não có chức năng riêng, song chúng luôn tương hỗ lẫn nhau trong quá trình hoạt động. Nghiên cứu cho thấy:

+ Bác học dùng 10/100% tiềm năng não.

+ Doanh nhân thành đạt dùng 5/100% tiềm năng não

+ Người thu nhập dưới 5 triệu dùng 1/100% tiềm năng não.

Bán cầu não phải nếu được phát triển tốt, sẽ hỗ trợ bán cầu não trái phát triển vượt bậc. Trẻ có cả đời để rèn luyện não trái, nhưng chỉ có 6 năm đầu đời để phát triển não phải. Nếu bỏ qua cơ hội giáo dục sớm, trẻ sẽ không khai phá hết tiềm năng vô hạn của bản thân.

 

– Phương pháp Glenn Doman là phương pháp kích thích hoạt động của não phải, phương pháp chụp ảnh, lưu vào bộ nhớ được tạo ra do ấn tượng, dùng nó vì mục kích thích não, tạo ra ấn tượng để trẻ có sự nhạy cảm về các mặt trong cuộc sống về sau.
– Theo lý thuyết Doman, trẻ em dưới 3 tuổi chủ yếu sử dụng não phải, nếu tập trung kích thích trí nhớ ở giai đoạn này bằng các chữ số, chấm điểm, cờ… thì có thể giúp vùng não phải phát triển tốt hơn trước khi chuyển sang giai đoạn phát triển não trái sau 3 tuổi.
– Cốt lõi của phương pháp giáo dục này là kích thích não phát triển, kích thích sự phát triển đồng đều cả 2 não chứ không phải là nhồi nhét để trẻ biết chữ hay biết làm toán. Biết đọc hay biết làm toán chỉ là kết quả phụ của việc kích thích não. Việc tráo thẻ nhanh, càng nhanh càng tốt là giúp kích thích phần não phải hoạt động (hầu như con người hoạt động não trái nhiều hơn, điều này là ko tốt bằng hoạt động cân bằng 2 não). Trẻ thông minh hay không, không phụ thuộc vào liên kết não nhiều hay ít, bền vững hay không bền vững.
Ngoài ra giáo dục cũng là phương pháp kích thích não thông qua vận động. Theo Gleen Doman thì mọi hoạt động của não đều liên quan đến vận động, thế nên ông đặc biệt chú trọng vào các bài tập vận động cho trẻ.

II. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC SỚM GLENN DOMAN CHO TRẺ MẦM NON

Phương pháp Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của phụ huynh cũng như thầy cô trong thời gian gần đây. Bởi phương pháp Glenn Doman mang lại rất nhiều lợi ích và nâng cao hiệu quả giáo dục hơn so với các phương pháp truyền thống.

Tuy nhiên, phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman này lại còn khá mới mẻ với thầy cô cũng như phụ huynh nên trong bài này Ý Việt Montessori xin gửi tới phụ huynh và thầy cô một bài viết tổng quan nhất về những kiến thức xoay quanh phương pháp Glenn Doman.

  1. Nguồn gốc phương pháp Glenn Doman

Phương pháp do chính vị giáo sư cùng tên Glenn Doman sáng lập ra – người được coi là cha đẻ của các phương pháp giáo dục con nhỏ và là người đặt nền móng cho việc giáo dục tại nhà.


Giáo sư Glenn Doman (1919 – 2013), Ông tốt nghiệp chuyên ngành Liệu pháp tâm lý năm 1940 tại Trường Đại học Pennsylvania, sau là người sáng lập nên “Viện nghiên cứu và phát triển tiềm năng con người” mà chính từ đây các cha mẹ trên toàn thế giới đã tìm ra phương pháp nuôi dạy con trong hơn nửa thế kỷ qua. Giáo sư và các cộng sự trong Viện nghiên cứu nổi tiếng với những thành tựu về trẻ bị tổn thương não và cả những thành tựu về việc phát triển sớm cho trẻ em bình thường.

Giáo sư Glenn Doman đã sống và cống hiến hết mình cho sự phát triển của tương lai. Suốt cuộc đời luôn luôn trăn trở với khao khát hoàn thiện hơn nữa những phương pháp để tất cả những thiên thần trên thế giới được phát triển một cách toàn diện nhất, đầy đủ và tự nhiên nhất.

  1. Giới thiệu chung nhất về phương pháp Glenn Doman

Phương pháp Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm khá phổ biến trên thế giới. Hiện nay có trên 100 nước áp dụng, đặc biệt là các nước phát triển. Thực chất của giáo dục sớm là giúp cho não bộ của trẻ đạt được sự phát triển tốt nhất trong giai đoạn vàng, từ 0 đến 6 tuổi – giai đoạn rất đặc biệt khi mà tiềm năng của đứa trẻ rất dồi dào, vì các kết nối của hàng tỉ tế bào thần kinh của trẻ đang phát triển.

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mầm non Glenn Doman giúp tạo hứng khởi và định hướng giúp “trẻ thông minh” vừa học, vừa chơi, vừa khai mở trí thông minh, óc sáng tạo, tài năng. Trẻ em không bị ép học sớm, không bị nhồi nhét kiến thức mà được phát triển hết sức tự nhiên. “Học mà chơi – chơi mà học”. Như vậy, hiệu quả học tập mà Glenn Doman đem lại vì thế mà rất cao.

  1. Lợi ích phương pháp Glenn Doman

Giáo dục sớm Glenn Doman giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí thông minh, trí tuệ cảm xúc và cả năng lực vượt qua nghịch cảnh qua những bài học về vận động, ngôn ngữ, lượng số và cả thế giới xung quanh. Đối với các bài vận động, phụ huynh và thầy cô có thể bắt đầu từ khi bé mới sinh ra đến tầm 6 tuổi. Các vận động không chỉ đơn thuần giúp trẻ phát triển về sức khoẻ, sự dẻo dai mà còn giúp trẻ trở nên thông thái và nhanh nhẹn hơn rất nhiều. Bởi vận động sẽ giúp các bé khéo léo hơn, xử lý vấn đề thông minh hơn đồng thời cũng hình thành các khả năng nhận diện không gian, đồ vật tốt hơn.

Đối với những bài học về ngôn ngữ và lượng số trong phương pháp GlennDoman là các bé sẽ được làm quen với các con số, chữ cái. Phương pháp có hệ thống giáo cụ mới lạ đi kèm cùng những cách thức tiếp cận trẻ thú vị nên cực hiệu quả trong việc dạy trẻ đọc sớm.

          4. Nguyên tắc và cách thức áp dụng phương pháp Glenn Doman

  • Phương pháp Glenn Doman không giới hạn độ tuổi – bắt đầu càng sớm càng tốt.

Trẻ càng nhỏ thì phát triển càng nhanh, có những tố chất nếu bỏ qua giai đoạn phát triển thì sẽ không bao giờ bù đắp được. Thầy cô có thể hiểu đơn giản trẻ ở giai đoạn đầu giống như một tờ giấy trắng, mọi tính cách, suy nghĩ đều mới chớm được hình thành. Vì vậy, bé ở lứa tuổi này thường học rất nhanh lại dễ nhớ, điều này cũng rất lợi thế cho việc giảng dạy của thầy cô. Tuy nhiên, không phải bài học nào của Glenn Doman cũng phù hợp với mọi trẻ nên thầy cô cần phải chọn lọc bài học thật chính xác sao cho phù hợp với lứa tuổi và khả năng của trẻ để đạt được hiệu quả cao nhất.

 

  • Cố gắng khơi dậy đam mê, học mà chơi, chơi mà học khi áp dụng phương pháp Glenn Doman

Đây cũng là điều cơ bản nhất trong nguyên tắc phương pháp Glenn Doman. Bởi trẻ mà không có hứng thú thì kết quả học tập sẽ không được như mong đợi thậm chí còn thu được những kết quả không hề mong muốn. Bởi đối tượng của phương pháp Glenn Doman đều là những trẻ nhỏ. Với trẻ, chơi có ích nghĩa là học, mà học một cách hứng thú nghĩa là chơi.

  • Trong phương pháp Glenn Doman biến khó thành dễ: cái gì khó học trước

Một trong những quy tắc khác biệt nhất trong hệ thống  phương pháp Glenn Doman là “khó học trước”. Với trẻ nhỏ không hề có khái niệm dễ và khó, chỉ có điều bé thích và không thích. Cái gì trẻ thích thì được coi là dễ, và cái gì không thích thì được coi là khó. Bởi vậy, quan niệm trẻ nhỏ chỉ làm những việc đơn giản thực sự là sai lầm.

Những sự việc càng khó thì càng phải học từ sớm, đầu tiên cho trẻ tiếp xúc để hình thành những ấn tượng ban đầu (mẫn cảm) và đem lòng yêu thích chúng, sau đó dần dần tiếp cận và học.

  • Lớp học thân thiện cho phương pháp Glenn Doman

Điểm quan trọng nữa cho các lớp học áp dụng phương pháp Glenn Doman chính là sự thoải mái. Các thầy cô nên tạo ra một không khí lớp học vui vẻ, thân thiện thay vì gây áp lực, căng thẳng cho trẻ. Những việc áp đặt trẻ hay ép buộc trẻ làm điều gì chỉ khiến trẻ bực bội và chán ghét việc học mà thôi. Còn càng hăng hái, vui vẻ thì việc học của trẻ lại càng hiệu quả.

Trong quá trình học, thầy cô luôn ghi nhớ những câu khích lệ, động viên trẻ khi trẻ làm đúng hay kể cả làm sai để duy trì được sự hứng thú trong trẻ. Thêm vào đó, để duy trì hiệu quả cho việc học tập, thầy cô và phụ huynh cũng cần chú ý tới giọng nói và phương pháp dạy trẻ của mình. Vì đây là hai yếu tố tác động trực tiếp đến trẻ và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng buổi học.

 

III. Những điều cần biết về phương pháp Glenn Doman

Phương pháp Glenn Doman là một trong những phương pháp giáo dục sớm mới du nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây nhưng đã gây được không ít sự quan tâm, chú ý từ phụ huynh. Phương pháp do chính vị giáo sư cùng tên Glenn Doman sáng lập ra – người được coi là cha đẻ của các phương pháp giáo dục con nhỏ và là người đặt nền móng cho việc giáo dục tại nhà.

 

Giáo dục sớm Glenn Doman giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí thông minh, trí tuệ cảm xúc và cả năng lực vượt qua nghịch cảnh qua những bài học về vận động, ngôn ngữ, lượng số và cả thế giới xung quanh. Đối với các bài vận động, phụ huynh và thầy cô có thể bắt đầu từ khi bé mới sinh ra đến tầm 6 tuổi. Các vận động không chỉ đơn thuần giúp trẻ phát triển về sức khoẻ, sự dẻo dai mà còn giúp trẻ trở nên thông thái và nhanh nhẹn hơn rất nhiều. Bởi vận động sẽ giúp các bé khéo léo hơn, xử lý vấn đề thông minh hơn đồng thời cũng hình thành các khả năng nhận diện không gian, đồ vật tốt hơn.

Đối với những bài học về ngôn ngữ và lượng số trong phương pháp GlennDoman là các bé sẽ được làm quen với các con số, chữ cái. Đừng nghĩ bé nhỏ thì chưa học được gì hay chưa nhận thức được chỉ đơn giản là bé chưa nói được nên khiến nhiều phụ huynh nghĩ như vậy thôi. Nếu như thầy cô và phụ huynh để ý thì khi ba mẹ và thầy cô cho bé làm quen với cái bóng đèn hay cái quạt sau một thời gian nhận diện được đồ vật thì bé vẫn hướng mắt nhìn theo. Bởi vậy bố mẹ và thầy cô có thể hoàn toàn tin tưởng phương pháp Glenn Doman không hề quá sức với các bé.

Bộ dụng cụ không thể thiếu trong việc áp dụng giáo dục sớm GlennDoman chính là các bộ flashcard. Đây sẽ là “trợ thủ đắc lực” cho thầy cô và ba mẹ dạy bé. Với việc áp dụng đúng cách thức, thầy cô sẽ nhận được nhiều kết quả vô cùng bất ngờ. Thầy cô sẽ thấy rằng bé thích học vô cùng, thích học hơn cả ăn, ngủ và bé thậm chí còn coi việc học cũng như việc chơi. Điều này vừa tốt cho bé lại vưà thuận lợi cho việc giảng dạy của thầy cô và bố mẹ. Nhờ có phương pháp Glenn Doman, bé sẽ biết chữ từ rất sớm, đây là một điểm vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của trẻ sau này.

Để thu được hiệu quả tốt nhất khi áp dụng phương pháp GlennDoman, thầy cô nên có một cuốn sổ để ghi chép đánh giá quá trình học chữ của bé đến đâu. Xem rằng liệu bé có nhớ bài lâu không? Bé đã học được những gì và học đến đâu rồi để có thể điều chỉnh số lượng, phương pháp giảng dạy để có thể thu được kết quả tốt nhấ

Phương pháp Glenn Doman được coi là phương pháp dạy chữ, dạy toán, dạy thế giới xung quanh hiệu quả nhất cho trẻ nhỏ hiện nay. Thầy cô có thể tham khảo phương pháp này để áp dụng và kết hợp cùng với các phương pháp hiện tai của nhà trường để thu được kết quả tốt nhất.

IV. Nguyên tắc áp dụng phương pháp Glenn Doman

Phương pháp Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của phụ huynh cũng như thầy cô trong thời gian gần đây. Phương pháp Glenn Doman đặc biệt nổi bật với khả năng dạy chữ cho bé vô cùng hiệu quả. Nhưng để đạt được hiệu quả như vậy, thầy cô cần áp dụng phương pháp đúng cách hay cần lưu ý một số nguyên tắc phương pháp Glenn Doman dưới đây:

  1. Phương pháp Glenn Doman không giới hạn độ tuổi – bắt đầu càng sớm càng tốt.

Trẻ càng nhỏ thì phát triển càng nhanh, có những tố chất nếu bỏ qua giai đoạn phát triển thì sẽ không bao giờ bù đắp được. Thầy cô có thể hiểu đơn giản trẻ ở giai đoạn đầu giống như một tờ giấy trắng, mọi tính cách, suy nghĩ đều mới chớm được hình thành. Vì vậy, bé ở lứa tuổi này thường học rất nhanh lại dễ nhớ. Nhưng đối với phương pháp Glenn Doman không phải hoạt động nào cũng thực hiện sớm, phải chờ trẻ phát triển đến giai đoạn phù hợp mới có thể tiến hành. Điều này có nghĩa là thầy cô cần thu xếp khối lượng cũng như loại kiến thức phù hợp với trẻ. Thời gian và cường độ các hoạt động cũng phải phù hợp với khả năng của trẻ, không nhất thiết phải đúng độ tuổi. Khi áp dụng giáo dục sớm Glenn Doman, nếu trẻ nhỏ mà đã thực hiện được các hoạt động của trẻ lớn hơn thì vẫn tạo điều kiện cho trẻ thực hiện, ngược lại trẻ lớn mà chưa làm được các hoạt động cơ bản thì cần phải tập như trẻ nhỏ.

2. Cố gắng khơi dậy đam mê, học mà chơi, chơi mà học khi áp dụng phương pháp Glenn Doman

Đây cũng là điều cơ bản nhất trong nguyên tắc phương pháp Glenn Doman. Bởi trẻ mà không có hứng thú thì kết quả học tập sẽ không được như mong đợi thậm chí còn thu được những kết quả không hề mong muốn. Bởi đối tượng của phương pháp Glenn Doman đều là những trẻ nhỏ. Với trẻ nhỏ, chơi có ích nghĩa là học, mà học một cách hứng thú nghĩa là chơi.

Ví dụ: trẻ thấy mẹ quét nhà, trẻ cũng bắt chước đòi quét nhà, và trẻ quét một cách vui vẻ, đó là học mà chơi, chơi mà học. Trẻ có một bản năng bắt chước, trẻ bắt chước rất giỏi và rất thích bắt chước. Nếu cho trẻ nhìn thấy ai đó làm một việc gì đó một cách say mê, nhiều khả năng trẻ cũng sẽ bắt chước và dần dần tạo nên hứng thú. Thầy cô có thể tham khảo những cách đó để khơi dậy đam mê trong trẻ. Việc tạo dựng được cảm hứng học tập tốt cho trẻ là nền tảng để tạo nên sự thành công của phương pháp Glenn Doman.

3. Trong phương pháp Glenn Doman biến khó thành dễ: cái gì khó học trước

Một trong những quy tắc khác biệt nhất trong hệ thống nguyên tắc phương pháp Glenn Doman là “khó học trước”.  Với trẻ nhỏ không hề có khái niệm dễ và khó, chỉ có điều bé thích và không thích. Cái gì trẻ thích thì được coi là dễ, và cái gì không thích thì được coi là khó. Bởi vậy, quan niệm trẻ nhỏ chỉ làm những việc đơn giản thực sự là sai lầm.

Những sự việc càng khó thì càng phải học từ sớm, đầu tiên cho trẻ tiếp xúc để hình thành những ấn tượng ban đầu (mẫn cảm) và đem lòng yêu thích chúng, sau đó dần dần tiếp cận và học. Trẻ không biết phân biệt khó hay dễ, sợ hay không sợ, trong suy nghĩ của chúng chỉ có hứng thú và không hứng thú, yêu thích và cự tuyệt. Đây là điểm vô cùng đặc biệt của phương pháp Glenn Doman mà các thầy cô cần lưu ý khi áp dụng vì nó hoàn toàn khác với những suy nghĩ truyền thống trước đây “ cái nào dễ học trước, khó học sau”

V. NHỮNG LỢI ÍCH KHI TRẺ HỌC TOÁN

Tiến sĩ tâm lý Howard Gardner đã đưa ra tám loại trí thông minh, trong đó Toán học nằm ở trí thông minh logic. Để phát triển trí thông minh này thì cần dạy cho trẻ càng sớm càng tốt. Người Mỹ cũng đã có những chương trình dạy cho trẻ kiến thức về tài chính ngay từ năm 3 tuổi…

Giáo sư Glenn Doman cũng đưa ra sự phát triển mạnh mẽ của não bộ trẻ nhỏ trong vòng 6 năm đầu. Và giai đoạn từ 3-20 tháng là giai đoạn kích thích khả năng liên kết Toán học của trẻ nhỏ.
Dưới đây là những lợi ích khi trẻ học làm toán theo phương pháp Glenn Doman:

A. Biết làm toán sớm

Trẻ em phát triển tính toán thông qua các trải nghiệm khi sớm nhìn thấy các con số và thông tin toán học. Bằng cách dạy trẻ học về số lượng – bản chất của Toán học qua các tấm thẻ Flash Card, bố mẹ sẽ giúp trẻ tìm hiểu các khái niệm toán học một cách tự nhiên và trực quan. Đồng thời giúp trẻ rèn luyện sư tập trung, tăng sức bền ghi nhớ và tìm ra được những quy luật cơ bản, từ đó phát triển trí thông minh liên kết toán học của trẻ.

B. Thái độ tích cực với Toán

Khi áp dụng phương pháp Glenn Doman, trẻ sẽ hiểu được bản chất về lượng của Toán học và biến đổi Toán từ một vấn đề khó khăn thành một điều thú vị. Trẻ được tăng khả năng quan sát, tư duy, tưởng tượng từ đó phản xạ nhanh với các phép tính. Chắc chắn rằng khi đến giờ học, trẻ sẽ luôn thích thú, tìm hiểu và khám phá. Vì thế, ngay từ những năm đầu đến trường, thay vì sợ sệt với các phép tính với số học, trẻ sẽ vui vẻ và thoải mái tư duy phát triển Toán học theo cách riêng của mình.

C. Cơ sở phát triển những lĩnh vực khác

Dạy trẻ học Toán theo phương pháp Glenn Doman giúp trẻ tăng khả năng tư duy logic, là tiền đề, cơ sở để trẻ có thể phát triển những việc khác như đọc sách, kiến thức bách khoa, thậm chí là không gian và các lí luận.

Đó là bởi vì trẻ từ 3-20 tháng phát triển trong lĩnh vực Toán học hoàn toàn bằng não phải. Hoạt động của não phải là điều kiện tiên quyết trong sự phát triển của trẻ sau này. Vì thế khi cho trẻ học Toán, đồng nghĩa với việc bố mẹ đang duy trì và làm phong phú thêm các dây thần kinh não bộ trẻ, thúc đẩy sự phát triển bán cầu não phải. Điều này sẽ không bao giờ quay trở lại khi trẻ ngoài 20 tháng.

VI. LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHO CON HỌC ĐỌC

Những lợi ích cho trẻ:

A. Mở rộng vốn từ vựng

Điều đầu tiên các bậc cha mẹ nhận ra đó là sự tăng lên đáng kể vốn từ vựng của trẻ. Phương pháp Glenn Doman giúp thực hiện điều đó bằng chương trình dạy con học đọc (áp dụng cho các con từ 3 tháng tuổi – dưới 6 tuổi) hàng trăm từ đơn, từ ghép, cụm từ và câu với hàng chục chủ đề gần gũi với con.

B. Nâng cao khả năng giao tiếp

Tiếp theo sau vốn từ vựng được mở rộng, rất nhiều bố mẹ nhận xét con của họ có khả năng giao tiếp ngôn ngữ tốt hơn. Phương pháp Glenn Doman là phương pháp vừa học vừa chơi khuyến khích bố mẹ trò chuyện, giao tiếp thường xuyên với con không chỉ bằng ngôn ngữ nghe nói mà còn bằng cả ngôn ngữ cơ thể. Điều này sẽ thực sự giúp tăng sự tương tác đối với trẻ, giúp trẻ liên kết ngôn ngữ và tăng khả năng giao tiếp lên rất nhiều trong những năm đầu đời này.

C. Giúp trẻ biết đọc

Sách là nguồn tri thức vô giá mà mỗi người có thể tự học hỏi tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Ông cha ta quan niệm rằng  “để cho con một hòm vàng không bằng dạy cho con một quyển sách hay”. Thế nên giúp con biết đọc và đam mê việc đọc lại càng là một điều vô cùng ý nghĩa hơn mà các bậc cha mẹ có thể làm cho con cái.

Biết đọc chữ là điều rất nhiều các bậc cha mẹ nhận ra ở trẻ sau thời gian áp dụng phương pháp Glenn Doman. Chương trình dạy con học đọc theo phương pháp Glenn Doman bắt đầu với việc dạy các con nhớ mặt chữ, và dần dần thông qua cuộc sống hằng ngày cùng với khả năng tư duy liên kết của con phát triển, con sẽ có khả năng liên kết các từ ngữ với nhau. Các con không phải đơn giản nhớ theo kiểu “học vẹt” mà nhiều bố mẹ lầm tưởng nhưng thay vào đó khả năng “học 1 biết 10” của các con sẽ thể hiện ra rõ ràng (khi trẻ con có thể đọc được các chữ ở nhiều dạng kích thước lớn bé, màu sắc khác nhau, các phông chữ khác nhau…)

VII. TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP GLENN DOMAN VÀ FLASHCARD


Hiện nay giáo dục trẻ theo phương pháp Glenn Doman đang được nhiều bậc cha mẹ quan tâm và nghiên cứu. Phương pháp giáo dục này có những điểm khác biệt gì so với cách giáo dục truyền thống tại Việt Nam?

Phương pháp Glenn Doman là chương trình được thực hiện tại nhà vậy nên người thầy đầu tiên và tốt nhất của trẻ chính là bố mẹ. Phương pháp này giúp trẻ phát triển toàn diện: thể chất, trí thông minh, trí tuệ xúc cảm và năng lực vượt qua nghịch cảnh – những hành trang vô cùng cần thiết cho sự thành công và hạnh phúc trong suốt cuộc đời mỗi người.

VIII. Glenn Doman chú trọng phát triển cả vận động và trí tuệ cho trẻ ngay từ khi vừa sinh ra.

  1. Về bài tập vận động

Chương trình cung cấp các bài tập vận động cho bé trong từng giai đoạn phát triển: từ khi mới chào đời đến khi bé 6 tuổi.

                                                                

Thường thì chúng ta không đánh giá đúng tầm quan trọng của vận động. Ai cũng biết vận động giúp cơ bắp chắc khỏe, cơ thể mạnh mẽ nhưng có bố mẹ nào biết vận động nhiều giúp chúng ta và đặc biệt là con trẻ trở nên thông thái và nhanh nhẹn hơn?

Phương pháp Glenn Doman sẽ hướng dẫn các bố mẹ và bé vận động cùng nhau. Vận động đúng cách làm bé khỏe – bố mẹ khỏe, bé thông minh – bố mẹ nhanh nhạy hơn.

2. Về ngôn ngữ, số & lượng và thế giới xung quanh

Sự thông minh của mỗi chúng ta được quyết định bởi số lượng các tế bào thần kinh và số lượng các kết nối thần kinh giữa các nơ-ron thần kinh. Trong khi các tế bào thần kinh liên tục giảm thì các kết nối giữa chúng tăng lên từng ngày nếu có các kích thích đúng từ môi trường sống. Phương pháp Glenndoman sẽ tập trung vào việc tác động nhằm làm tăng kết nối giữa các tế bào thần kinh vào đúng giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất của não.

Việc bé khám phá không chỉ giúp bé thông minh – khỏe mạnh – vui vẻ mà giúp bé có được kỹ năng tự học suốt đời. Trẻ có kỹ năng tự học sẽ dễ dàng thích nghi, phát triển một cách tích cực và nổi trội, đặc biệt còn giúp bé gắn bó hơn với cha mẹ.


Khi bé được 3 tuổi thì chị đã biết đến phương pháp Glenn Doman. Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu kĩ về phương pháp, chị đã quyết định áp dụng cho bé và kết quả là chỉ sau 5,6 tháng thì cháu biết đọc sách và đọc tiếng Anh” – một phụ huynh chia sẻ.

3. Về Flashcards

Một trong những điểm đặc biệt của phương pháp Glenn Doman là Flashcard: Cho trẻ xem một số lượng những tấm thẻ với tốc độ cao, như ánh đèn flash. Tính hữu hiệu của phương pháp này cũng đã được nhiều chuyên gia các nước công nhận. Giáo sư Win Wenger – một học giả rất có uy tín trong giới khoa học phát triển não bộ, trong một cuốn sách cũng đã từng phát biểu: “Dạy chữ và phát âm cho trẻ 1, 2 tuổi là một việc bất khả thi. Nếu muốn thì cha mẹ phải luyện tập bằng cách cho trẻ xem thật nhanh những từ đơn trên những tấm thẻ và đồng thời đọc nhanh”.

                                                                                                                       

Nhưng lưu ý rằng “Flashcards không phải là Glenn Doman”.

Có thể hiểu đơn giản như thế này: flashcards là công cụ, Glenn Doman là phương pháp. Không có flashcard bố mẹ vẫn có thể dạy con theo phương pháp Glenn Doman nhưng nếu không có phương pháp, flashcards chỉ đơn thuần là một đồ chơi như ô tô, hay máy bay mà bé vẫn chơi đùa hàng ngày.

Vậy nên để có thể dạy con tốt, trước hết bố mẹ cần hiểu thật rõ về phương pháp sau đó lựa chọn những bộ flashcard chuẩn, phù hợp với độ tuổi của con cũng điều kiện của gia đình.

Chú ý: tốc độ nhanh nhưng phải đảm bảo thẻ đặt ngay ngắn trước mặt con, tránh xộc xệch sẽ làm bé không chụp hình rõ chi tiết.

IX. NGUYÊN TẮC DẠY TRẺ

  • 1. Tốc độ tráo thẻ: càng nhanh càng tốt, tối đa 1s/1 thẻ.
  • 2. Thái độ người dạy: hào hứng, phấn khởi, yêu thương, tránh hời hợt. > Từ ghép -> Cụm từ -> Dạy trẻ một cách thích thú, say mê như đang chơi 1 trò chơi. Hãy nhớ, bố mẹ đang xây dựng trong trẻ tình yêu đối với việc học và tình yêu đó sẽ lớn lên rất nhiều theo thời gian. Chú ý: phải xáo trộn thẻ trước mỗi lần học (1 ngày 3 lần học). Mục đích: làm bài học tươi mới, luôn duy trì sự hào hứng trong việc học cho trẻ. Mẹ nên chọn những chủ đề gần gũi thân thuộc với con nhất trước để dạy, vì mình có thể nói chuyện nhiều hơn về các sự vật, hiện tượng gần gũi đó. Khi đó, con sẽ nhớ từ do được sử dụng thường xuyên

X. CHƯƠNG TRÌNH DẠY

  • Đến ngày thứ 6, bỏ 1 thẻ cũ và thêm 1 thẻ mới cùng chủ đề đó, đặt thẻ mới đầu tiên và tráo cuối cùng.
  • Từ ngày thứ 6 trở đi, mỗi ngày bỏ 1 thẻ cũ và thêm 1 thẻ mới. Học như vậy cho đến hết chủ đề rồi lại chuyển sang chủ đề khác

. • Sau khi có các thẻ về hưu thì mẹ nói chuyện với con về thẻ để con nhớ thẻ cũng như được bổ sung thông tin.

  • Giai đoạn sau sẽ học tiếp đến Từ ghép, Cụm từ, Câu (cấp độ phức tạp và lượng thông tin tăng dần).
  • Học từ ghép: ngoài các thẻ từ ghép sẵn có, mẹ có thể lấy chính từ những từ đơn để ghép thêm từ cho con.
  • Giai đoạn chơi với thẻ thì mẹ có thể sáng tạo và chơi với con bất kì lúc nào. Con sẽ học mà chơi, chơi mà học mà không có áp lực nào. Nếu chị thấy con học tập trung và hào hứng, chị có thể dạy cho con 1 ngày 15 thẻ hoặc nhiều hơn. Điều này là tùy thuộc vào khả năng học của từng con.

CHÚ Ý : Tần suất: 3 lần/1 ngày, mỗi lần cách nhau tối thiểu 15 phút.

  • Dạy lặp lại 10 thẻ đọc đó trong 5 ngày đầu.
  • Ghi ngày dạy bé ở mặt sau mỗi tấm thẻ để biết thẻ đã được dùng ngày nào, khi nào cần thay thẻ.
  • Khi dạy bé thẻ thuộc chủ đề nào, phần nào thì nói rõ chủ đề.
  • Cần ngừng dạy bé trước cả khi bé muốn ngừng. Học dựa trên sự hợp tác của cả 2 người, cả người dạy và người học.
  • Chuẩn bị học liệu sẵn sàng trước khi dạy bé để bé học không bị sao nhãng.
  • Dạy xong 1 buổi, cha mẹ có thể ôm con để thể hiện tình yêu thương, khen con thật giỏi/con làm rất tốt, mẹ rất yêu con.
  • Lấy 10 thẻ thuộc 2 chủ đề, mỗi chủ đề 5 thẻ.

+ Cách dạy: tráo lần lượt 2 chủ đề, đảm bảo tốc độ tráo. >  Trẻ rất tò mò với việc biết thêm các từ vựng. Ngay khi trẻ thể hiện sự quan tâm đến 1 từ, hỏi bố mẹ, ví dụ: “Con tê giác là gì?”, thì bố mẹ phải trả lời một cách cẩn thận, đồng thời có thể viết ra để cho trẻ xem được từ đó và có sự liên tưởng. Như vậy, kho từ vựng của trẻ vừa được bổ sung thêm 1 từ. Và trẻ thấy rất vui sướng. Chúc anh chị dạy bé thành công!

+  Khi dạy bé thẻ thuộc chủ đề nào, phần nào thì nói rõ chủ đề.

+ Cần ngừng dạy bé trước cả khi bé muốn ngừng. Học dựa trên sự hợp tác của cả 2 người, cả người dạy và người học.

+ Chuẩn bị trước khi dạy bé để bé học không bị sao nhãng.

+  Dạy xong 1 buổi, cha mẹ có thể ôm con để thể hiện tình yêu thương, khen con thật giỏi/con làm rất tốt, mẹ rất yêu con.

(Cho trẻ nghe, cho trẻ nhìn), vừa là xây dựng đam mê học hỏi, khám phá trong trẻ. > Từ ghép -> Cụm từ -> Câu.

+ Ghi ngày dạy bé ở mặt sau mỗi tấm thẻ để biết trẻ học từ ngày nào và khi nào thì đổi thẻ.